Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Cơ quan chức năng ra tay cứu thép nội địa

Trước đơn kêu cứu của 18 doanh nghiệp thép trong nước, Bộ Công Thương chuẩn bị áp thuế tự vệ với các sản phẩm thép nhập khẩu,

Về tình trạng lượng nhập khẩu thép ở mã HS 7213.91.90 tăng đột biến sau khi áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép có mã HS 7227.9000 từ tháng 4/2016, Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với 20 doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu thép. 

Bộ Công Thương áp thuế tự vệ để cứu thép nội địa. Ảnh: Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương áp thuế tự vệ để cứu thép nội địa. Ảnh: Bộ Công Thương.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Sưa cho biết, trước đây chúng ta chưa tập trung sản xuất thép rút dây/dây thép buộc bởi nhu cầu trong nước còn hạn chế. Tuy nhiên, từ khi áp thuế đối với mã HS 7227.9000, các nhà sản xuất trong nước đã chú trọng hơn mặt hàng này.

Theo ông Nguyễn Phương Nam, Phó cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh, phòng vệ thương mại là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ sản xuất trong nước ở bất cứ quốc gia nào. Để bảo hộ cho sản phẩm việc cần thiết nhất là phải có biện pháp tự vệ. Nếu không thì ngành sản xuất có thể bị phá sản vì thép giá rẻ Trung Quốc thao túng thị trường.

Ông cũng nhấn mạnh: “Phòng vệ thương mại là công vụ cuối cùng bảo vệ sản xuất trong nước nhưng không bảo vệ quyền lợi của một cá nhân nào mà bảo vệ quyền lợi của cả ngành".

Những ý kiến đóng góp của doanh nghiệp và Hiệp hội Thép sẽ được lãnh đạo Cục quản lý cạnh tranh tiếp tục tếp nhận cho đến hết ngày 31/12/2016. Các ý kiến này sẽ được đưa ra bàn bạc kỹ lưỡng và trình lên Văn phòng Chính phủ.

Nhờ áp dụng các biện pháp tự vệ khẩn cấp mà sản xuất phôi thép của Việt Nam đã hoạt động trở lại. Việc nhập khẩu thép cũng giảm đi đáng kể còn sản xuất trong nước được phục hồi và tăng trưởng.

Ông Nam cũng khẳng định: "Cục Quản lý cạnh tranh cũng sẽ cân nhắc việc thành lập các đoàn thanh, kiểm tra trên cơ sở đánh giá kỹ nhu cầu trong nước. Không để xảy ra tình trạng lợi dụng công cụ phòng vệ thương mại để tạo lợi thế riêng cho doanh nghiệp". 
Đồ hoạ: Kiều Linh.
Đồ hoạ: Kiều Linh.

Trước đó, 18 doanh nghiệp bao gồm thép Hoà Phát, Thái Nguyên, miền Nam, Pomina, Vina Kyoei, VSC - Posco, Việt Đức, Việt Ý… đã có văn bản gửi Bộ Công Thương kiến nghị xử lý hành vi nhập khẩu ồ ạt thép cuộn thời gian qua.

Chính vì thế mà Bộ Công Thương đã ra quyết định áp thuế tự vệ tạm thời đối với hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam. Với mức thuế là 15,4% đối với thép dài và 23,3% đối với phôi thép.

Tuy nhiên, để “lách luật”, các doanh nghiệp nhập khẩu kê khai sang mã HS khác đối với mặt hàng thép dây cuộn, hay còn gọi là thép cuộn - một trong những sản phẩm thuộc đối tượng áp thuế tự vệ thương mại.

Đây cũng là lý do lượng nhập khẩu thép cuộn mã 7227.90.00 giảm mạnh 15,4%. Trong 10 tháng năm nay lượng nhập chỉ bằng 58% so với cả năm 2015. Trong khi đó, tình trạng kê khai nhập khẩu tăng đột biến ở mã 7213.91.90. Tổng lượng nhập 10 tháng tăng gấp 4 lần lượng nhập năm 2015. Riêng tháng 10, việc nhập khẩu tăng cao kỷ lục là 144.000 tấn, bằng 155% lượng sản xuất thép cuộn của toàn ngành thép.
Theo Kiều Linh
Zing

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Kính chào quý khách hàng !
Trong thời gian qua có rất nhiều đối tượng tiêu cực đã coment và gắn link website khác trong website với mục đích spam.
Chính vì vậy chúng tôi đã xóa một số coment spam
Những coment không liên quan đến www.giasatthep.net sẽ bị xóa bỏ.